Chủ Nhật, 27 tháng 11, 2016

Bí quyết vượt qua những khó khăn khi đi du học Úc 2017

Những bạn trẻ lần đầu phải xa gia đình, tự mình khám phá một vùng đất mới quả thực sẽ cảm thấy rất khó khăn, đặc biệt là những bạn trẻ lựa chọn đi du học.


Những bỡ ngỡ và lo lắng ban đầu là điều không tránh khỏi đối với các du học sinh nói chung và các bạn sinh viên du học Úc nói riêng. Tuy nhiên, bạn nên có những chuẩn bị sẵn về tâm lý và chủ động chuẩn bị trước để vượt qua mọi khó khăn và thành công ở một vùng đất hoàn toàn mới mở. Như một cách tiếp sức thêm cho các bạn du học sinh, bài viết này chúng tôi xin chia sẻ cho bạn những khó khăn mà bạn có thể gặp phải và những bí quyết để vượt qua những khó khăn đó.

1. Rào cản về ngôn ngữ và văn hóa.

Khi bạn phải sống và học tập tại một quốc gia khác, với một nền văn hóa mới hoàn toàn khác biệt với văn hóa quê hương mình thì có thể bạn sẽ gặp ít nhiều khủng hoảng. Ban đầu, có thể bạn sẽ cảm thấy hứng thú, mới mẻ. Nhưng khi những cảm xúc ấy qua thì, bạn sẽ cảm nhận rõ những điều khác lạ so với quê nhà và cảm thấy xa lạ và mệt mỏi với mọi thứ xung quanh.

Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà rào cản ngôn ngữ chính là điều khó khăn nhất, bạn sẽ không thể hiểu được những người xung quanh đang nói gì, không hiểu những bài giảng trên lớp khiến cho bạn cảm thấy khủng hoảng. Một số sinh viên có trình độ ngoại ngữ tương đối tốt ở nước nhà nhưng vì chưa có môi trường giao tiếp nên không tránh khỏi bỡ ngỡ khi tiếp thu bài giảng, giao tiếp, sinh hoạt. Mặc dù ở Úc thì tiếng Anh là ngôn ngữ chính nhưng giọng Úc rất khó nghe, pha tạp nhiều ngữ giọng nước ngoài và rất nhiều tiếng lóng nên bạn gặp trở ngại cũng là điều dễ hiểu.

Khi bạn đi học, bạn sẽ thấy trong lớp giảng viên giảng bài rất nhanh, hay sử dụng những từ ghi tắt, những từ ngữ chuyên nghành, vì thế trong những ngày đầu tiên đi học có thể bạn sẽ chẳng hiểu giáo viên đang nói gì cả. Điều này cũng ảnh hưởng đến tâm lý nhiều sinh viên, dễ cảm thấy chản nản khi rơi vào tình trạng “họ nói mình không hiểu gì”, từ đó ảnh hưởng tới kết quả học tập.

Nhưng bạn đừng vội vàng cảm thấy thất vọng. Bởi vì bất cứ du học sinh nào khi đi du học cũng đều phải mất một khoảng thời gian học tập, làm quen thì các bạn mới có thể bắt nhịp được với cuộc sống, thời gian đó ngắn dài tùy thuộc vào trình độ tiếp thu, khả năng và sự nỗ lực cụ thể của mỗi người.



Có thể ban đầu bạn ngại ngùng trong việc tiếp xúc với người nước ngoài vì sợ mình phát âm không chuẩn, dần dần bạn sẽ càng ngại giao tiếp. Tuy nhiên khi đã chấp nhận những khó khăn và bắt đầu điều chỉnh để phù hợp với môi trường, thì bạn sẽ dễ dàng hòa nhập với nền văn hóa bản địa. Bạn hãy cố gắng và tự động viên bản thân mình luôn can đảm để đối mặt với những khó khăn, sẵn sàng vượt qua mọi thử thách


Một số bí quyết cho bạn:
-Tìm hiểu thật kỹ về nước Úc
Bạn nên có một số hiểu biết nhất định về đất nước mà bạn muốn du học, các kênh mà bạn có thể tham khảo như: Sách báo, Internet. Đó sẽ là những nguồn thông tin hữu ích mà bạn có thể tìm hiểu về đất nước mới, từ phong tục tập quán, con người, nếp sống, xã hội….Ngoài ra, bạn có thể tham khảo từ bạn bè, người thân đã từng hoặc đang sinh sống tại Úc hoặc những người đã du học trước bạn để có góc nhìn thực tế nhất về môi trường sống tại đó.

-Vượt qua rào cản ngôn ngữ
Bạn phải chuẩn bị thật tốt về ngôn ngữ để có thể giao tiếp với người bản địa, đồng thời tìm hiều thêm cách nói của người bản địa, nó sẽ góp phần giảm thiểu những hiểu lầm do diễn đạt không đúng cũng như giảm thiểu sự thất vọng khi không thể diễn đạt đúng suy nghĩ của mình bằng tiếng nước ngoài. Cách để cải thiện khả năng giao tiếp là việc chủ động trong giao tiếp với người bản địa. Bạn nên nắm lấy cơ hội giao tiếp với người bản xứ bất cứ khi nào có thể, khi đó bạn sẽ dần dần làm quen với những gì họ nói, cách thức biểu đạt từ ngữ.



-Giữ tinh thần lạc quan, thoải mái
Hãy xem tất cả những khó khăn như một chướng ngại vật to lớn, đừng vội nản lòng mà bạn hãy luôn giữ tin thần lạc quan, xem xét mọi việc thật kỹ, quan sát và học tập, tìm hiểu về mọi thứ một cách khách quan nhất. Bạn cũng không nên quá nghiêm khắc với bản thân phạm phải sai lầm nào đó vì bạn chỉ vừa mới bắt đầu cuộc sống tại một đất nước hoàn toàn xa lạ, luôn lạc quan và tự rút kinh nghiệm cho chính mình.


2. Khó khăn khi đi làm thêm
Có nhiều bán sinh viên có mong muốn du học Úc vừa học vừa làm. Việc làm thêm không chỉ đem đến cho bạn một khoản thu nhập để trang trải chi phi sinh hoạt mà còn giúp bạn có những trải nghiệm môi trường làm việc để tích lũy những kỹ năng, kinh nghiệm hữu ích. Ngoài ra nó còn tạo cho bạn cơ hội được tiếp xúc với nhiều người, kết bạn và tìm hiểu về văn hóa, phong tục, con người tại một đất nước khác để có thể nhanh chóng hòa nhập.

Tuy nhiên, để tìm được một công việc làm thêm phù hợp thì không phải là điều dễ dàng. Công việc mà các bạn sinh viên lựa chọn thường là những công việc lao động phổ thông như: phục vụ nhà hàng – quá ăn, làm gia sư, cắt cỏ, dọn tuyết, phát thư, giao báo,…với mức lương và thời gian đa dạng, tùy nơi ở mà các bạn có nhiều hình thức việc làm ngoài giờ để lựa chọn theo quy định của nhà trường hay chính phủ Úc.

Một số bí quyết cho bạn:
-Học hỏi kinh nghiệm từ đàn anh, đàn chị đi trước.

-Ngoài ra, các bạn cũng có thể tham khảo tại một số website uy tín.

-Nhờ đến sự hỗ trợ từ hội sinh viên tại trường mình du học bởi họ là những người có nhiều thông tin quan trọng, bổ ích và nhất là luôn sẵn sàng giúp đỡ bạn khi cần thiết.

-Xem báo hằng ngày các chuyên mục đăng tin công việc và gần đây nhất đó chính là cập nhật tin tức từ các fanpage như: “Hội du học sinh ở Úc”, “Cộng đồng người Việt ở Brisbane”,… Các fanpage này đều có đầy đủ thông tin về cuộc sống hiện tại của các du học sinh tại Úc, tình hình xã hội với độ tin cậy khá cao.

Tuy nhiên, bạn cần biết cân đối thời gian giữa học và làm, đừng quá đặt nặng vấn đề kiếm tiền lên trước việc học để tránh bị ảnh hưởng tới kết quả học tập.

Trên đây là những kinh nghiệm cho các bạn sinh viên du học Úc, hy vọng nó sẽ có ích cho bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét